Đào muộn rung rinh chờ Rằm tháng Giêng

     


Giá cứ như Tết

Người dân Hà Nội qua lại đường Âu Cơ, đoạn chợ hoa Quảng Bá mấy ngày này được chiêm ngưỡng một cảnh tượng khác thường. Hoa đào giăng đỏ dọc phố, rực rỡ bên đường không khác nào chợ hoa giáp Tết. Những cành đào Nhật Tân nụ căng mọng, hoa tươi roi rói lôi cuốn con mắt tò mò của những người đi đường.

“Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, và chuẩn bị cho ngày này, thay cho mọi rộn ràng của đất trời và lòng người, những cành đào cuối vụ vùng Nhật Tân, Quảng Bá đột nhiên rực rỡ lạ kỳ. Không chỉ đường Âu Cơ, dọc theo các phố Hàng Rươi, Thuốc Bắc, Lò Rèn, Quảng Bá, Nhật Tân, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy… những cành đào đỏ thắm xúng xính sắc xuân nhộn nhịp dưới phố.

Một chủ vườn đào ở Nhật Tân vui vẻ cho biết: “Những ngày gần đây, khí hậu ấp ám lạ thường khiến những cành đào “ngậm hột thị” từ Tết trở nên đẹp rực rỡ. Bán đào ngày Rằm cũng giúp gỡ gạc phần nào cái Tết thất bát vừa qua”.

Đào nở muộn

Cũng vì mang tâm lý “gỡ gạc” như thế nên giá đào những ngày này cũng không thua sút nhiều so với ngày Tết. Trước Tết, một cành đào dáng đẹp, có đủ lộc, nhiều hoa tại đường Âu Cơ giá từ 200.000 - 300.000 đồng thì nay cũng là 150.000 - 200.000 đồng/cành, cành vừa vừa từ 80.000 - 100.000 đồng/cành. Rất nhiều chủ vườn còn tận dụng những cành đào nhỏ bó thành từng bó để bán kèm với hoa tươi, giá từ 5.000 - 10.000 đồng/bó. Giá cả tại những nơi khác có phần rẻ hơn.

Đào nở muộn
Không chỉ người trồng đào ở Hà Nội, những người mà cuộc sống gắn bó với cây đào Tết ở các vùng lân cận như Hưng Yên cũng nhân dịp này cố kiếm thêm chút tiền từ những cây đào “nở vô duyên”. Chị Linh, môt người trồng đào ở làng La Cả chở 7 cành đào xuống bán ở phố Hàng Rươi than vãn: “Cả năm trồng đào tốn bao nhiêu tiền của, công sức mà buôn bán ế ẩm quá. Giờ đào nở, nhìn đẹp thế mà lòng cứ rầu rầu”.

Chơi đào... sau Tết

Nói về thú chơi đào ngày Rằm tháng Giêng, anh Dương Hiệp ở 155 Hàng Bạc nói: “Theo nếp xưa các cụ để lại tôi đi tìm cành đào phai về trưng ngày Rằm. Tiếc là Rằm năm nay hầu như chỉ gặp đào bích, cánh không to, không rực rỡ bằng năm trước. Cái đẹp của bích đào là từ gốc sù sì, chồi ra những cành nhánh gầy guộc cong vút lên, tua tủa theo một thế thẳng đứng, lá hình mũi mác xanh biếc, nụ bám như những chiếc cúc màu hồng ngọc, hoa đỏ nhưng dày chen cánh, đan vào nhau tạo thế như một cánh rừng. Người sành chơi thích cành đào già, da mốc như rêu cau...”.

Đào muộn

Trên thực tế, nhiều người dân Hà Nội vẫn có thói quen chơi đào sau Tết và điều này cũng đã thành truyền thống từ rất nhiều đời nay. Một phần cũng vì nhân dịp mua một cành đào bổ sung cho không khí Tết sắp tàn, cho cành đào cũ đã rơi hoa rụng nhuỵ.

Chị Thu, một người buôn bán ở chợ Châu Long mọi năm đều mua mấy nhành đào nhỏ về cắm lọ thắp hương trên bàn thờ vào dịp Rằm tháng Giêng. Nhưng năm nay đào đẹp, chị mua hẳn cả một cảnh to, đặt lên bàn thờ để tổ tiên hưởng thêm không khí Tết. “Dân mình ăn Tết qua Rằm mà. Dù có bận bịu đến đây tôi vẫn muốn giữ chút không khí Tết trong gia đình, cho ông bà tổ tiên”.

Đào muộn

Chị Liên, một người bán hoa ở Quảng An cho biết: “Thành phố cấm bán hàng rong trên phố chứ không cấm xe hoa đi qua nên vẫn tạo cơ hội cho chúng tôi làm công việc của mình. Ði xe đạp gọn nhẹ không phải gánh gồng nên cũng đỡ mệt. Hơn nữa bán đào đón rằm toàn cho những nhà quen nên cũng chẳng cần phải mời gọi”.

Ðến hẹn lại lên Tết mới vừa qua, sắc xuân còn vấn vương trong làn mưa bụi nhẹ mỏng tang lại thấy xe hoa vào phố. Ðến bao nhà cành đào biêng biếc tri ngộ với thiên nhiên, rực rỡ kheo sắc mới:

đào nở muộn

Đào nở muộn

Đào nơ muộn

Điện hoa 24gio - Theo dantri.com.vn