Bèo hoa dâu “tấn công” cố đô Huế
Nguyên nhân bèo lây lan với tốc độ chóng mặt được Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) lý giải là do hiện tượng nhiễm chất hữu cơ trên các sông nhánh và ao hồ quá cao. Khi gặp gió mạnh, bèo càng khuyếch tán và lan rộng hơn.
Trên các dòng sông nhỏ, hồ, ao, dễ thấy bèo phủ đầy như một tấm thảm màu xanh mướt. Có đoạn bèo mọc dày quá tưởng như một ruộng trồng bèo chứ không phải là bèo mọc lên từ nước.
Bèo đã ảnh hưởng nhất thời đến một vài sinh hoạt của người dân như nguồn nước tại nơi có bèo không đảm bảo; có một lượng nhỏ cá đã chết do thiếu oxy; hồ trồng rau muống, rau khoai, sen do bị bèo “cạnh tranh” diện tích nên không thể sinh trưởng tốt…
Nhưng cũng có nhiều lợi ích từ bèo như vớt bèo cho gà, vịt ăn, vớt bèo về nhà làm thức ăn cho lợn, hay sấy khô bèo đốt bếp lửa nấu ăn…
Xin giới thiệu cùng bạn đọc chùm ảnh về bèo tại TT-Huế được PV tranh thủ ghi lại khi đi công tác trong những ngày đầu tháng 8 vừa qua.
Bèo đầy Hộ thành hào, Đại Nội
Giăng kín một đoạn sông đào ở huyện Phú Vang
Bèo quá tốt nên có nhiều chỗ bèo nhô lên thành gò lớn
Cận cảnh những thân bèo xanh tốt
Bèo nhỏ cũng “tấn công” Kinh thành Huế
Nhìn kỹ mặt nước nơi có bèo thì nước rất bẩn, đặc quánh như có vết dầu loang
Bèo làm cho sen súng không thể phát triển
Áp sát các lồng cá làm cho cá chết vì thiếu oxy
Ảnh hưởng đến chất lượng nước giặt rửa của 2 mẹ con này
Nếu không ngăn lại, toàn bộ ruộng lúa đã bị bèo xâm nhập chiếm đất
Trên mặt nước, bèo chiếm ưu thế, đẩy lùi diện tích rau muống
Bèo nhiều đến nỗi làm kẹt cứng một chiếc ghe
Có nhiều người vẫn hàng ngày vớt bèo về làm kế sinh nhai như cho gia cầm ăn, làm chất đốt
Điện hoa 24 giờ - Đại Dương