Tạo giống hoa thương mại, còn vướng bản quyền

     

Vẫn chưa có được doanh nghiệp, phòng nuôi cấy mô của xứ sở hoa đầu tư vào nghiên cứu giống hoa cho riêng mình, trong khi các nhà khoa học trong nước cũng chẳng tìm ra giống hoa có tính thương mại để nông dân an tâm gieo trồng.

Không thể xuất khẩu?

Để tạo ra một cây giống từ nuôi cấy mô thường thời gian thường không dưới nửa năm: cẩm chướng, cúc khoảng 6 tháng; sao tím, salem từ 6 – 8 tháng… nhưng để có cây con từ ngân hàng cây giống chỉ mất khoảng nửa thời gian kể trên. Sau 4 năm lập phòng nuôi cấy mô cung cấp giống hoa các loại cho nông dân, ngân hàng giống anh Trương Đức Phú, trại giống PH  tại khu Nam Hồ có khoảng 40 giống hoa các loại. Có loại giống là do nông dân đưa đến nhờ nhân ra, có loạii do chính anh bỏ công sưu tập. 

Để đăng ký bảo hộ giống cây trồng, cách nhanh nhất tác giả lên website http://pvpo.mard.gov.vn/ của văn phòng bảo hộ giống cây trồng (văn phòng bảo hộ), trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tải mẫu đơn về điền thông tin đăng ký, nộp hồ sơ về văn phòng và lệ phí đăng ký. Nếu có kết quả bảo hộ ở các nước khác nên nộp kèm để được ưu tiên. Khi ủy quyền phải có giấy ủy quyền cho người đại diện. Giống cây xin bảo hộ yêu cầu chưa bán buôn ở Việt Nam trong vòng một năm. Sau khi nhận được đơn văn phòng bảo hộ sẽ thẩm định hồ sơ, khi được chấp nhận hồ sơ sẽ được thông báo lên website của cục. Tiếp tục giống cây sẽ được chuyển cho trung tâm khảo kiểm nghiệm giống (thường các viện, đơn vị được Bộ NN&PTNT chỉ định). Đối với cây ngắn ngày thời gian khảo nghiệm ít nhất 2 vụ cùng tên (tương đương hai năm), với cây dài ngày cần  3 vụ thu hoạch liên tục (tương đương 5 năm), đối với một số loại cây dài ngày hơn có cơ chế khác. Kết quả khảo nghiệm về: tính mới, khác biệt, đồng nhất, ổn định, tên gọi… về văn phòng bảo hộ. Dựa vào kết quả khảo nghiệm này, văn phòng bảo hộ sẽ trình lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ký sẽ được bảo hộ hay không. Thời gian bảo hộ tùy theo số tiền nộp, nhưng số năm bảo hộ không vượt quá 20 năm.
Phần lớn nông dân Đà Lạt trồng những giống hoa được thị trường chấp nhận, đa phần chúng có xuất xứ từ những đơn vị trồng hoa xuất khẩu có uy tín trên địa bàn như Hasfarm, Boniefarm… Chỉ cần một đài hoa, chồi con… là các phòng nuôi cấy mô có thể nhân, sao chép ra hàng vạn, hàng triệu cây con để cung cấp cho nông dân trồng và giữ lại làm mẫu giống.


Ngoài ra các phòng này còn làm chức năng phục hồi những ưu điểm các giống hoa đã khai thác nhiều năm bị thoái hóa. Một số khác bị rò rỉ từ những đơn vị gia công cho nước ngoài, hoặc hoa có từ nước ngoài nhập về. Cũng chính vì không nắm được rõ nguồn gốc, tên của hoa nên nông dân tự đặt tên dựa trên hình dáng, màu sắc…

Chính vì việc nhân giống tự phát, thiếu đồng ý về bản quyền này mà đa phần hoa được nhân giống tại các phòng nuôi cấy mô của nông dân Đà Lạt chỉ tiêu thụ nội địa chứ không thể xuất khẩu, hoặc xuất khẩu đến những nước chưa ký về bảo hộ bản quyền cây giống. Tuy nhiên Ông Nguyễn Đình Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt (Rừng Hoa) cho biết: Dù 40% lượng hoa do công ty gia công có bản quyền, nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam nên hoàn toàn có thể “tuồn” ra cho nông dân gieo trồng... Mặc dù vậy, công ty  cung cấp cho nông dân giống hoa đã hết bảo hộ". Không chỉ với quy mô một doanh nghiệp, gần 15 năm làm phòng nuôi cấy mô, những năm đầu anh Lê Văn Cường trên đường Nguyên Tử Lực, vẫn vô tư vi phạm bản quyền này. Ý thức được mình cần phải hội nhập trong hai năm lại đây anh chỉ nhân giống những loại hoa đã hết bản quyền.

Nhà khoa học chưa tạo được giống hoa thương mại

“Điều đáng buồn đến nay vẫn chưa có giống hoa nào được tạo ra từ các nhà khoa học trong nước có thể mang tính thương mại được, việc mua bản quyền cũng chưa có, nên nông dân phải sao chép hoa là điều không thể tránh được”, TS Phạm S nói.

Mang trăn trở của nhiều phòng nuôi cấy mô về việc Sở KH-CN đứng ra làm đầu mối bán giống hoa có bản quyền để nhân giống bán lại cho nông dân. Ông S thổ lộ, “đây lại là trăn trở của sở nhiều năm nay, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được ”.

Trồng hoa ở Đà Lạt (Ảnh: T. Ngọc)
Theo ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, nguồn gene về các loài hoa của Việt Nam trong thiên nhiên rất là đa dạng và phong phú, nhưng các doanh nghiệp đã bán cho nước ngoài với giá rẻ mạt theo kiểu cân ký. Với nguồn gene này, họ lai tạo thành những loại hoa thương phẩm có giá cao, quy mô của một nông dân khó mà với tới. Các doanh nghiệp hoa vốn đầu tư trong nước hình thành chưa lâu, đầu tư nghiên cứu giống hoa hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Một số doanh nghiệp như Công ty Rừng Hoa, cũng đã tính đến chuyện này đã đầu tư vào con người, máy móc… nhưng phải 5 năm nữa hy vọng mới có được giống hoa Việt Nam giới thiệu ra quốc tế.

Khi mà nhà nước còn chưa thật sự bắt tay, doanh nghiệp chưa đủ lực thì hơn một năm nay Hiệp hội Hoa Đà Lạt có sáng kiến tổ chức hội thi hoa đẹp mỗi tháng một lần. Hy vọng qua cuộc thi này những có thể kích thích nghệ nhân, người yêu hoa lai tạo từ ra giống hoa mới, tốt có thể thương mại được.

Ông Đường kiến nghị để có giống hoa tốt, nhà nước cần đầu tư ban đầu với thiết bị, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, lại tạo đột biến… doanh nghiệp không đầu tư được nhiều cũng nên dành một khu vực riêng lại tạo theo cách cách truyền thống… để tạo ra giống hoa mới làm nức lòng người.

Điện hoa 24 giờ