Cùng ngắm nhan sắc hoa lan Việt Nam

     

Theo các tài liệu thống kê gần đây nhất (L.V. Averyanov, 1994) thì họ lan Orchidaceae của rừng Lâm Ðồng và Tây Nguyên có 104 chi (78,7%) và 410 loài (51,25%) trên tổng số 132 chi và 800 loài lan của cả nước. Có thể nói, khó có vùng nào trong cả nước có thể sánh được với Lâm Ðồng về nguồn lợi lan rừng

Lâm Ðồng là một tỉnh miền núi, có lượng mưa hàng năm lớn (2.000-3.000 mm/năm). Phần lớn diện tích Lâm Đồng trước đây được che phủ bởi thảm rừng nhiệt đới ẩm núi cao, nên khu hệ thực vật của Lâm Ðồng vô cùng phong phú.

Ngoài ra, ở Ðà Lạt, còn có hàng trăm giống lan lai nhập nội đang được gây trồng để thưởng ngoạn và xuất khẩu. Những con số trên đây, tuy chưa đầy đủ, cho thấy nguồn lợi về hoa lan của Lâm Ðồng rất lớn. Thế nhưng, những năm gần đây, do công tác bảo tồn không được quan tâm và không có định hướng khai thác lâu dài nên nguồn lợi này đang ngày càng cạn kiệt.

Một số loài lan rừng quý hiếm do chỉ có khai thác trong tự nhiên mà không có kế hoạch gây trồng nên đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng. Với tình trạng rừng, là môi trường sống của lan, đang ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng bừa bãi thì trong tương lai không xa, nguồn lợi thiên nhiên này chắc sẽ không còn nữa.

Chúng tôi xin gửi tới độc giả những hình ảnh tuyệt đẹp về lan Đà Lạt - Lâm Đồng.

1. Lan Bạch Hỏa Hoàng (Dendrobium bellatulum Rolfe)





Lan Bạch Hỏa Hoàng (Dendrobium bellatulum Rolfe) Ảnh: Lưu Hồng Trường.

Các tên gọi: Thạch hộc lùn, Bạch hỏa hoàng, Oải thạch hộc, Tiểu mỹ thạch hộc - Dendrobium bellatulum Rolfe, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Phong lan có hành giả ngắn, hình thoi, có 3 đốt, phình ở giữa dạng quả trám cao 2-5cm. Lá 2-5 ở ngọn, có phiến thon, dài 2-5cm, đầu có 2 thùy không bằng nhau, có lông. Cụm hoa 1-3 hoa màu trắng vàng nhạt, cuống và bầu dài 2cm, phiến hoa dài 2cm; môi màu đỏ chói, giữa có 3 gờ dài và mỗi bên có một gờ ngắn, thùy cuối hình thận.
Hoa nở vào tháng 3-5. Ở nước ta, loài lan này mọc trên cây gỗ vùng núi cao Kon Tum, Lâm Ðồng. Ðược dùng trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bệnh, mắt nhìn kém, đau dạ dày nôn khan.

Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của khu rừng cấm trên núi Langbian. Cần thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữa giống và nhân nhanh giống bảo vệ nguồn gen và làm cây cảnh.

2. Lan nhất điểm hồng (Dendrobium wattii)




Ảnh Võ Duẩn

Đây là một giống phong lan cao chừng 40 cm có 7-9 đốt với vỏ bọc đầy lông đen. Hoa nở vào mùa Xuân, mầu trắng trong họng có mầu đỏ hay đỏ cam, ngang to 6-7 phân, thơm như mùi cam, quýt, lâu tàn mọc từ các đốt gần ngọn của thân cây mọc từ năm trước.

3. Lan Hài Hồng





Loại Lan này mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở vùng núi đá, chịu hạn khá tốt. Đây là nguồn gen qu, hiếm và độc đáo để lai tạo với một số loài lan hài khác tạo ra các dạng lan hài đẹp có ý nghĩa về khoa học và kinh tế. Đã được các chuyên gia về thực vật và các nhà bảo vệ môi trường quan tâm, được CITES (công ước quốc tế về buôn bán động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng) ghi nhận.

Lan Hài Hồng là loài lan đặc hữu của Việt Nam.

4. Lan Thanh Đạm (Coelogyne cumingii)





Loại phong lan thường mọc thành đám dày trên những mỏm đá cheo leo. Hoa to cở 5 cm, màu trắng; môi có 3 sóng, vùng ngang thùy giữa, nơi tiếp giáp 2 thùy bên có màu vàng tươi.

5. Nhẵn diệp đen đỏ  (Liparis atrosanguinea Ridl)


Tên khác Liparis tixieri. Ảnh: Võ Duẩn.

Là loài địa lan cao khoảng 20 cm, lá 4-5 chiếc dài 25, rộng 6 cm, cạnh mép nhăn nhúm. Dò hoa cao 40-50 cm. Hoa to trên 2 cm. Đây là loài lan đặc hữu của Việt Nam

6. Bulbophyllum lepidum





Các mầm giả có hình dạng trứng, cao 1-2cm và ở trên đỉnh có một lá hình ngọn mác dẻo dai, dài khoảng 10cm và rộng khoảng 2cm. Thân hoa, chùm hoa ở gốc mầm giả, dài độ 20cm, có 7-1 bông hoa màu vàng chấm đỏ dài khoảng 2-3cm, đặc trưng nằm trong 1 tán và có những lá đài phần bên dài.

Các bông hoa của loài B.Lepidum tỏa ra một mùi khó chịu nhằm hấp dẫn và kích thích vài loài ruồi đến thụ phấn cho chúng. Đặc tính này khá phổ biến ở các loài khác có cùng giống. Lan thường nở tử mùa hạ đến mùa đông

7. Nỹ Lan Câu (Eria globifera)





Nỹ Lan Câu (ảnh Võ Duẩn)

Là loại phong lan, một lá dài 8-16 cm. Hoa đơn độc. Thường mọc ở Lang Bian, Đà Lạt, Đồng Nai thượng, Quảng Nam

8. Lan Tục Đoạn (Phalidota convallariae)




Lan Tục Đoạn (ảnh Võ Duẩn)

Phong lan có thân rễ to 4-10mm, có thể đến 20cm, rễ dài, có lông, giả hành cách nhau, hình thoi, cao 4-6cm, to 1cm, mang mỗi cái một cặp lá ngắn nhưng khá rộng, dài 18cm, rộng 2,5-6cm. Bông hoa dài 10-25cm xuất hiện ở giữa các giả hành mới, ở phần trên các lông này có nhiều hoa nhỏ, 2cm; các lá đài và cánh hoa có màu vàng nâu, trong khi cánh môi lại trắng tinh, cột có nắp vàng.

Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 2. Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân.

9. Bulbophyllum oreogenes


Tên khoa học Bulbophyllum oreogenes. Ảnh: Võ Duẩn

Điện hoa 24 giờ