Đất hoa Đà Lạt

     

Lịch sử nghề trồng hoa
Năm 1898, trạm nông nghiệp và trạm khí tượng (Trung tâm thực nghiệm rau hoa Đà Lạt ngày nay) được thiết lập trên một địa danh có tên là Đăng Kia. Người Pháp mang đến Đà Lạt những giống hoa từ quê hương họ và trồng trong các vườn hoa quanh các biệt thự. Từ năm 1928, có gia đình ông Nguyễn Thái Hiến đã nghiên cứu trồng thử trong vườn nhà ở ấp Tân Lạc các loại hoa: glaieul, oeillet, marguerite, gerbera, lys, arum, hortensia, mimosa, thược dược. Năm 1935, ông cho trồng cây mai anh đào dọc con đường dốc từ cầu Ông Đạo lên khu chợ Đà Lạt (nay là khu Hòa Bình) và ven đường từ chợ đến rạp chiếu bóng Eden (nay là khách sạn Ngọc Lan, đường Nguyễn Chí Thanh). Ngoài ra, qua nhiều con đường những giống hoa mới cũng có mặt ở Đà Lạt bổ sung cho bộ sưu tập hoa nơi đây ngày càng phong phú hơn.

Hoa Đà Lạt
Ông Cao Lợi, 80 tuổi, lão nông chuyên trồng hoa ở làng Thái Phiên.

Ngày nay, Đà Lạt có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa đã có từ lâu đời ở Đà Lạt hay xuất xứ từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…), châu Âu (Pháp, Hà Lan), châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, nhiều nhất là hoa thuộc hai họ lan và cúc. Đến năm 1995, nông dân Đà Lạt triển khai việc ứng dụng mô hình trồng hoa trong nhà có mái che bằng plastic để tránh cỏ  dại, côn trùng. Đối với hoa cúc nhập nội đòi hỏi có chu kỳ ánh sáng ngày dài đêm ngắn, người nông dân Đà Lạt đã sử dụng hệ thống đèn compact để tạo thêm ánh sáng cho hoa. Hiện nay, nhiều nông dân đã ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt như ở Israel.



Làng hoa Đà Lạt

Làng hoa Thái Phiên
Về xứ hoa lần này, chúng tôi tìm đến thôn trồng hoa truyền thống Thái Phiên mà người địa phương gọi là “thung lũng hoa” nằm ở phía tây bắc thành phố. Toàn thôn có trên 500 hộ chuyên trồng hoa từ nhiều năm nay chiếm trên 90% số hộ ở địa phương. Tính ra toàn thôn chỉ có 400 ha đất thì đã có 250 ha để chuyên canh hoa.

Làng hoa
Những giống hoa mới đang được ươm trồng ở làng Thái Phiên.

Ông Cao Lợi, một lão nông tri điền đã gần 80 tuổi cho rằng: “Lịch sử trồng hoa ở thôn Thái Phiên có từ khá lâu, nhưng rộ nhất là từ thập niên 1960 trở về sau này khi một số hộ nông dân ở đây bỏ nghề trồng rau cải sang nghề trồng hoa…”. Hoa ở Thái Phiên có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là các loại cúc và giống hoa mới có tên là lys mới nhập từ Hà Lan.



Làng hoa Đà Lạt
Trẻ em ở làng hoa Thái Phiên.

Hoa ở đây được xuất bán ở khắp nơi trong nước, trong đó tiêu thụ nhiều nhất là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Chị Lê Thị Hạnh, 31 tuổi, một người chuyên buôn bán rau, 2 năm nay đã chuyển sang nghề trồng hoa vì hiệu quả cao và ổn định đã cho biết: “Nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang rất thịnh vì nhu cầu hiện nay lớn do người dân trong các thành phố có của ăn, của để nên cần có hoa trong nhà để hưởng thụ…”.

Ông Cao Quang Hùng nhà ở cuối thôn Thái Phiên có 1 ha đất chuyên trồng hoa cao cấp, trong đó có giống lys. Ông mong



Làng hoa Đà Lạt
Vườn hoa cúc của gia đình chị Lê Thị Hạnh ở làng Thái Phiên.

muốn được các chuyên gia giúp đỡ để tạo giống hoa mới cho năng suất cao, không sâu bệnh và đẹp hơn hiện nay vì người nông dân không có chuyên môn. Đó là chưa kể thị trường tiêu thụ hoa Đà Lạt hiện nay chỉ mang tính chất tự phát mà chưa có tính chuyên nghiệp và ổn định.

Quả thật, theo Hiệp hội hoa Đà Lạt có tới 90% nông dân là thành viên của Hiệp hội đã lên tiếng “Chúng tôi cần thị trường và kỹ thuật canh tác, giống mới”. Đây không chỉ là nỗi âu lo riêng của làng hoa Thái Phiên mà còn là nỗi âu lo chung của người trồng hoa thành phố này.

Làng hoa Đà Lạt

Làng hoa Đà Lạt

Làng hoa Đà Lạt

Nằm giữa 11o 48’36’’ và 12o 01’07’’ độ vĩ bắc, 108o 19’23’’ và 108o 36’27’’ độ kinh đông, trên độ cao từ 800m (xã Tà Nung) đến 1.763m (núi Nao Klan), với nhiệt độ trung bình nhiều năm 17,0oC, nhiệt độ thấp nhất -0,6oC, nhiệt độ cao nhất 29,8oC, Đà Lạt tuy ở trong vùng châu Á gió mùa nhưng có những điều kiện khí hậu của miền núi cao nên trở thành đất lành không những cho các loài hoa vùng nhiệt đới, á nhiệt đới mà còn cả vùng ôn đới đua nở.

Điện hoa 24gio - Theo báo ảnh Việt Nam